Mùa hè đến, những chuyến du lịch, tắm biển, team building… là những hoạt động không thể thiếu. Hoạt động ngoài trời trong 1 thời gian dài và liên tục sẽ khiến da bạn đen sạm và cháy nắng dẫu có dùng bao nhiêu kem chống nắng đi chăng nữa. Cùng theo dõi bài viết dưới dây của iSalon để giữ những bí quyết xử lý nhanh gọn, hiệu quả ” cấp cứu” kịp thời làn da cháy nắng ngày hè này nhé.

Dấu hiệu làn da cháy nắng

Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, thường là từ 2-6 tiếng. Khi cháy nắng, da có hiện tượng đỏ, nóng rát khó chịu và với những trường hợp cháy nắng nặng, da có thể sưng rộp. Sau 2-3 ngày, vùng da cháy nắng sẽ sạm hẳn đi so với những khu vực khác trên cơ thể và bắt đầu bong tróc.

Nguyên nhân là do da bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian tia cực tím nhiều nhất là trong khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ. Khi đó, do không sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím nên da bị tổn thương, chuyển dần sang màu đỏ, và có hiện tượng nóng rát khó chịu. Nếu với những người da sáng màu, chỉ cần ở ngoài nắng 15-30 phút da đã có thể bị cháy thì những người da tối màu, do có nhiều hắc sắc tố hơn nên phải mất vài tiếng họ mới bị cháy nắng.

Mẹo hay chữa kịp thời làn da cháy nắng

Làm mát da càng sớm càng tốt

Da bị cháy nắng cần được làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.

Mà nên để da tiếp cận với đá và khăn lạnh từ từ. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10 – 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ. Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Sau đó, nên giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.

Uống nhiều nước

Do da bị cháy nắng đã bị mất nước rất nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. 1 lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ để giữ cho da luôn khỏe mạnh chính là liên tục giữ nước cho cơ thể. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu.

Khi thấy da bong tróc, hãy cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể và làn da, giúp làn da tổn thương mau chóng khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài nước lọc bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

Thoa kem dưỡng ẩm

Khi da bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chứa những thành phần lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, da đỡ căng rát và không bị bong tróc.

Lưu ý không sử dụng các loại kem dưỡng có chứa các thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da. Lưu ý thoa kem nhẹ nhàng, nếu da bị rộp, đừng làm chúng vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn. Da bị rộp có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Hãy cứ để vết rộp tự lành và giúp bạn tránh khỏi nhiễm khuẩn.

Dâu tây

Dâu tây không chỉ giàu vitamin C mà trong dâu tây còn chứa tanin giúp làm dịu và giảm bớt sự bỏng rát của làn da. Để chữa cháy hiệu quả, hãy thử nghiền nát một vài quả dâu tây và đắp vào phần da đang dần sạm đi của bạn. Sau một vài phút, bạn hãy rửa sạch vùng da đó và chờ xem điều kỳ diệu xảy ra nhé.

Dưa chuột

Cũng giống như dâu tây, dưa chuột cũng có công dụng làm mát các vùng da bị cháy cũng như giúp giảm đau. Bạn có thể để dưa chuột trong ngăn mát tủ lạnh là lấy ra sử dụng khi cần thiết để tối đa hóa các lợi ích xoa dịu làn da của dưa chuột. Ngoài ra, bạn có thể nghiền dưa chuột để lấy nước và sử dụng bông thấm phủ lên vùng da bị cháy nắng. Đây được xem là một trong những cách chữa cháy nhanh chóng mà hiệu quả.

Đến ngay bác sĩ da liễu nếu da bạn đang tổn thương

Tổn thương da trên diện rộng, mức độ đỏ da cứ tăng dần, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi. Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 – 6 giờ tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 – 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao.

Khi thấy những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu, để tránh các sang thương ngày càng rộng và ăn sâu hơn: cảm thấy mệt hay chóng mặt. Mạch đập nhanh, thở mạnh. Cảm thấy lạnh….. đến ngay phòng khám da liễu gần nhất để cứu kịp thời làn da bạn.

Xem thêm: 

Danh sách các địa chỉ làm đẹp, đặt lịch nhanh chóng và nhận ưu đãi độc quyền từ iSalon

Khu vực Hà Nội tại đây.

Khu vực Đà Nẵng tại đây. 

Khu vực TP Hồ Chí Minh tại đây.

 

 

Rate this post