Mái tóc của bạn vốn thưa và mỏng nay còn rụng nhiều hơn khiến bạn cảm thấy suy sụp và chán nản? Bạn thường xuyên phải đến tiệm làm tóc để nối tóc, thậm chí đội tóc giả? Đâu là nguyên nhân rụng tóc và cách khắc phục chúng ra sao ?
Hãy cùng tham khảo những nguyên nhân có thể là thủ phạm khiến tóc bạn ngày một thưa hơn để có cách giải quyết triệt để và lấy lại tự tin nhé!
Chế độ ăn uống không hợp lý
Trong máu có hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc. Vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai yếu tố không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, người ăn chay hay những người vừa trải qua quá trình trị liệu hoặc bị ốm dễ bị rụng tóc hơn. Vì vậy, để cải thiện tình trạng rụng tóc các bạn nên ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin cho cơ thể, tránh thức ăn nhanh hoặc nhiều đường.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Như đã đề cập ở trên, một người bị ốm hay điều trị bằng thuốc trong thời gian dài cũng sẽ bị rụng tóc. Bởi ảnh hưởng của một số loại thuốc đã lấy đi những dưỡng chất nuôi tóc, làm thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc gây ra tình trạng rụng tóc. Khi quá trình điều trị chấm dứt, bạn ngưng sử dụng thuốc thì mái tóc sẽ phục hồi trở lại. Sau đó, bạn nên tìm kiếm các biện pháp tự nhiên giúp tóc hồi phục nhanh hơn.
Sử dụng quá nhiều dịch vụ lên tóc
Uốn, duỗi, nhuộm… quá nhiều sẽ gia tăng áp lực cho tóc bởi nhiệt và hoá chất. Chúng khiến các lớp lipid và lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc liên kết không chặt chẽ, dẫn dến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại. Trước khi quyết định làm tóc, hãy tự hỏi tóc đang yếu hay khỏe, thời gian làm tóc gần đây nhất; đồng thời hãy lựa chọn sản phẩm uy tín trên thị trường, tránh những hóa chất làm tóc trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Di truyền
Rụng tóc di truyền chỉ gặp ở nam giới, phụ nữ không bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa khi cha bị chứng hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền đó và rất khó tránh khỏi. Nếu trong nhà có người bị hói đầu, bạn nên phòng ngừa sớm và điều trị tích cực bằng các viên uống dưỡng tóc giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giảm mức độ hói đầu.
Căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra teleogen efluvium khiến tóc bạn đòi “nghỉ hưu”. Hơn nữa, teleogen efluvium còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến các tế bạch cầu tấn công nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng. Bạn cần loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt để góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.
Bệnh về da đầu
Ảnh hưởng của các bệnh về da: nấm, vảy nến, eczema… cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại. Khi gặp tình trạng này, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, các loại thuốc bôi ngoài da…
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến tóc rụng nhiều. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây!