Lịch sử tóc Mullet bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ, đến cựu tổng thống Mỹ và các ngôi sao hàng đầu thế giới. Kiểu này là tuyên ngôn mạnh mẽ cho việc phá bỏ khuôn khổ và chứng minh tính cách nổi loạn.
Trước khi được gọi tên là Mullet, kiểu tóc này có rất nhiều tên khác nhau như The Kentucky water fall (Tạm dịch “Thác nước Kentucky”), tóc Thỏa hiệp Missouri, tóc khúc côn cầu… Được thịnh hành vào những năm 1989, xu hướng tóc Mullet đã quay lại những năm gần đây và để lại ấn tượng mạnh mẽ trong giới thời trang và làm đẹp.
Lịch sử về tóc Mullet
Trước đó, mọi người vẫn chưa có tên chính thức cho kiểu tóc này cho đến khi nhóm nhạc Beastie Boys’ 1994 tạo nên “cơn sốt” với bài hát “Mullet head” (Tạm dịch “Quả đầu Mullet”) và từ điển Oxford đã dùng từ Mullet để đặc tả phong cách tóc đặc biệt này – phần trước được để gọn gàng như doanh nhân; nhưng phần sau lại tự do phóng khoáng như kiểu tóc cho các bữa tiệc.
Trong quyển Mullet Madness (tạm dịch “Sự cuồng si Mullet”), nhà văn Alan Henderson có đề cập kiểu tóc Mullet mang nhiều đặc tính tiện dụng cho người xưa – với phần mái phía trước được cắt lưa thưa để tránh đâm vào mắt trong khi phần phía sau để dài và dày để giữ ấm cho cổ cũng như tránh được mưa. Ngoài ra, một số bức tượng Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ VI trước Công nguyên đã thấy hình ảnh của tóc Mullet.
Trong khi đề cập đến tiền thân của kiểu tóc Mullet, nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer trong The Iliad đã mô tả miêu tả những binh sĩ dùng giáo với mái tóc “vùng tóc trên trán được cắt xén và tóc dài ở sau lưng”. Những tay đua ngựa thời La Mã cũng xuất hiện kiểu tóc đặc biệt này. Sau đó, tại thế kỷ XVI, những chiến binh Hittite đã để kiểu tóc này cùng với người Assyria và Ai Cập. Kiểu tóc Mullet giúp các binh sĩ tránh việc được bị túm tóc trong lúc giao chiến, đồng thời phù hợp để đội những chiếc mũ bảo hộ khi chiến tranh.
Ở Mỹ, phong cách Mullet bắt nguồn từ các bộ lạc thổ dân châu Mỹ nhưng chúng ta vẫn thấy đâu đó có dáng dáng dấp của kiểu tóc Mohawk vào thời điểm đó. Đến đời Tổng thống Benjamin Franklin, ông để kiểu tóc Skullet với phần đầu được cạo trọc và để dài phía sau – mang dáng hình gần giống với kiểu tóc Mullet hiện tại. Ông cho rằng với vẻ ngoài như thế sẽ thu hút Pháp trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính và ngoại giao với Mỹ.
Trong văn hóa đại chúng những năm 70, mái tóc ấn tượng này vẫn chưa có tên chính thức nhưng mọi người lại biết đến kiểu tóc này là điểm đặc trưng của nhân vật Ziggy Stardust do ca sĩ nhạc rock David Bowie thủ vai vào năm 1973. Tựa như thác nước màu cam đổ dài xuống cổ, Mullet mang đến nhiều ý nghĩa và gắn liền với phong cách hình ảnh của David Bowie. Những năm 70 là thập kỷ vô cùng khó khăn do khủng hoảng khí đốt và tai nạn hạt nhân Three Mile Island.
Theo nhà sử học về tóc Janet Stephens, mái tóc của David Bowie là kiểu tóc song tính mang đậm tính cực đoan khi kết hợp kiểu tóc của nam (tóc ngắn) và nữ (phần sau dài) trên cùng một tổng thể. Đây cũng là dấu hiệu le lói đầu tiên trong việc đứng lên đầu tranh về ranh giới giới tính và nhân tính.
Kiểu tóc mullet trong những năm gần đây
Tóc Mullet thật sự trở lại vào thế kỷ XXI với màn khai pháo đầu tiên từ Rihanna trong sự kiện khai mạc Tuần lễ Thời trang New York 2013. Trong khi đó, Zendaya xuất hiện với biến tấu tinh tế hơn cho kiểu tóc Mullet trên thảm đỏ buổi lễ trao giải Grammy 2016. Tháng 9/2017, nhà thiết kế thời trang Virgil Abloh đã có buổi trình làng bộ sưu tập thuộc thương hiệu Off-White với sự xuất hiện của các người mẫu diện tóc Mullet được biến thể thời trang hơn.
Mặc dù vẫn mang hình dáng nguyên bản, nhưng phong cách Mullet của thế kỷ XXI đã có nhiều cải tiến để phù hợp với đặc tính của xã hội hiện đại.
Các kiểu tóc Mullet đang thịnh hành
(Theo Elle)